HƯỚNG DẪN THIỀN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Chia sẻ

Những ý cụ thể sau đây liên quan đến những kỹ thuật cơ bản và những cảnh giới thiền. Chúng được soạn thảo chủ yếu dành cho người nhập môn, tuy vậy người thiền định nhiều kinh nghiệm có thể thấy hữu ích khi ôn lại những hướng dẫn này.

1. Giờ thiền nhất định, nơi chốn cố định và thực hành đều đặn là những điều quan trọng nhất. Sự đều đặn tạo điều kiện cho tâm trí hoạt động chậm lại và làm tối thiểu thời gian trì hoãn. Khó mà tập trung tâm trí. Tâm trí muốn nhảy lung tung ngay khi một người vừa ngồi xuống để tập trung. Cũng như phản xạ có điều kiện diễn ra khi có yếu tố kích thích từ bên ngoài thì tâm trí cũng vậy, nó sẽ ổn định nhanh | hơn khi giờ thiền và nơi thiên được thiết lập.

2. Giờ thiền hiệu quả nhất là sáng sớm và sập tối, khi bầu không khí được nạp nguồn lực tâm linh đặc biệt. Thời gian được chuộng nhất là giữa 4 và 6 giờ sáng, giờ Brahmamuhurta. Vào những giờ yên tĩnh sau khi ngủ này, tâm trí sáng suốt và không bị quấy nhiều bởi những hoạt động trong ngày. Sảng khoái và không bận tâm chuyện thế tục, tâm trí có thể vào khuôn rất dễ dàng và sự tập trung sẽ đến mà không cần gắng sức. Nếu không thể ngồi thiền vào những giờ n chọn một giờ khi bạn không dính dáng đến những hoạt động ngày và tâm trí có thể đằm lại nhanh chóng. Sự đều đặn là điều trọng nhất cần quan tâm.

3. Cố gắng có một phòng riêng biệt để thiền. Nếu điều này không thể được thì ngăn vách một phần căn phòng và không cho phép người khác bước vào. Khu vực này nên chỉ dành cho thiền định và nên đưa giữ sao cho tránh hết tất cả những sóng rung khác và những sự liên tưởng khác. Nên đốt nhang vào buổi sáng và tối. Điểm để tập trung của căn phòng nên là hình một vị thần được chọn hay một vị nào đó. mang lại cảm hứng, thảm ngồi thiền được đặt trước tranh. Do thiền được lập đi lập lại, trong phòng sẽ được chứa những chấn động lực mạnh mẽ do thiền định tạo nên. Trong sáu tháng có thể cảm nhận được sự bình yên và thanh khiết của bầu không khí, và sẽ có một khí có sức thu hút như nam châm. Những khi bị stress bạn có thể ngồi trong phòng, lập đi lập lại câu Mantra trong một giờ và cảm nghiệm sự thoải mái, giải tỏa.

4. Hướng mặt về phía bắc hay động để tận dụng những chấn động nam châm tốt. Ngồi theo tư thế thoải mái bắt chéo chân với xương sống và cổ giữ thẳng đứng nhưng không căng cứng. Cách ngồi này giúp ổn định tâm trí và khuyến khích sự tập trung. Dòng nguyên khí phải có khả năng chạy thông suốt từ cuối xương sống lên đỉnh đầu. Không nhất thiết để chân theo thế hoa sen truyền thống Padmasana. Bất kỳ một tư thế treo chân thoải mái nào cũng mang lại một nền vững vàng cho cơ thể và tạo một đường đi hình tam giác cho dòng năng lượng vốn phải được chứa đựng hơn là phân tán ra các hướng. Sự trao đổi chất, sóng não và việc hít thở sẽ chậm lại khi tập trung sâu hơn.

5. Trước lúc bắt đầu, ra lệnh cho tâm trí im lặng trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Quên quá khứ, hiện tại và tương lai. Bắt đầu bằng một lời cầu nguyện,

6. Điều hòa hơi thở một cách ý thức. Bắt đầu bằng năm phút hít thở sâu dùng bụng và cơ hoành để mang khí oxy đến não. Sau đó chậm hơi thở lại xuống mức độ không nghe thấy hay không nhận thức hơi thở được nữa.

7. Giữ việc hít thở theo nhịp điệu. Hít vào chừng ba giây và thở ra ba giây. Điều hòa hơi thở cùng với điều hòa dòng nguyên khí prana. Nếu dùng một câu mantra, hay nhất là phối hợp niệm nó với hít thở.

8. Lúc đầu cho phép tâm trí lang thang. Nó sẽ nhảy lung tung nhưng cuối cùng cũng sẽ tập trung, cùng với sự tập trung của prana.

9. Đừng dồn ép tâm trí bắt nó tịnh. Sự ép buộc này gây nên chuyển động sóng não phụ trội, làm trắc trở việc thiền định. Nếu tâm trí cứ khăng khăng lang thang, đơn giản là tách ra khỏi nó và quan sát nó như đang xem phim vậy. Nó sẽ từ từ chậm lại.|

10. Chọn một điểm để tập trung tâm trí vào, cũng như con chim cần cành cây để đậu khi mệt. Đối với những ai thiên về trí tuệ, đối tượng tập trung nên được mường tượng ở khoảng giữa hai lông mày. Đối với những người thiên về tình cảm, đối tượng tập trung nên được mường tượng ở vùng trái tim. Không bao giờ thay đổi tiêu điểm tập trung.

11. Tập trung vào một vật thể hay biểu tượng khách quan và hướng thượng. Giữ hình ảnh ấy ở điểm tập trung. Nếu niệm mantra, niệm thầm và phối hợp niệm với sự hít thở. Nếu không có một câu mantra riêng cho bản thân, có thể niệm OM. Dù niệm thầm thì mạnh mẽ hơn, nhưng nếu buồn ngủ hay mệt mỏi ta có thể niệm thành tiếng. Không bao giờ thay đổi câu mantra.

12. Việc tụng niệm mantra sẽ dẫn đến ý nghĩ thanh khiết, trong đó sóng rung của âm thanh hòa với sóng rung của ý nghĩ và không nhận thức về nghĩa. Từ niệm thành tiếng tiến sang niệm thầm trong đầu rồi đến ngôn ngữ thần giao cách cảm, và từ đó sang suy nghĩ thanh khiết. Đây là trạng thái vị tế của hân hoan siêu vượt nhưng vẫn còn nhị nguyên, nơi đó vẫn còn nhận thức về chủ thể và khách thế.

13. Với sự thực hành, nhị nguyên biến mất và Samadhi, hay trạng thái siêu ý thức được đạt đến. Đừng nóng vội vì tốn thời gian mới được trạng thái này.

14. Trong trạng thái Samadhi, người thiền định nghỉ ngơi trong sự hân hoan nơi mà Người Biết, Sự Biết và Điều Mình biết trở thành là một. Đây là trạng thái siêu ý thức đạt được bởi các vị tu theo bất cứ đạo giáo nào.

15. Bắt đầu tập thiền từng khoảng hai mươi phút rồi tăng lên một giờ. Nếu cơ thể bị khởi động bởi sự rùng mình hay run rẩy, kiểm soát chúng và giữ năng lượng hướng vào trong.

Nguồn : Sách “Thiền Định và Mantra


Chia sẻ