Các Thủ Ấn Yoga (Yoga Mudras) trong nghệ thuật Cơ đốc giáo chính thống

Chia sẻ

Kiến thức Yoga đã lan truyền rất xa trong thế giới cổ đại. Nghiên cứu của tôi về văn hóa Olmec (nền văn minh lớn đầu tiên của Mexico) ở Mesoamerica đã phát hiện ra rằng những người Olmecs là những người tập luyện nhiệt tình hatha yoga – một tập hợp các asana (tư thế) giúp cân bằng và điều chỉnh cơ thể, tâm trí và tinh thần. Tôi đã thảo luận về vấn đề này trong một bài báo với tiêu đề “Olmec Yogis với tín ngưỡng Hindu: Có phải họ di cư từ Trung Quốc cổ đại?” (“Olmec Yogis with Hindu beliefs: Did they migrate from ancient China?”)

Khá bất ngờ, tôi cũng giật mình nhận ra: một số lượng lớn các biểu tượng tôn giáo của Nhà thờ Chính thống giáo mô tả Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các vị thánh thực hiện các cử chỉ tay tương ứng chính xác với các Thủ Ấn yoga cụ thể. Điều này cho thấy rằng, thiền định bằng cách sử dụng các bài tập yoga có thể đã hình thành một phần thiết yếu của các pháp thực hành tâm linh của Giáo hội sơ khai.

Trước khi tiếp tục, hãy để tôi giải thích ngắn gọn về khái niệm Thủ Ấn yoga. Thủ Ấn yoga thường được coi là một phần của hatha yoga. Chúng bao gồm một tập hợp các cử chỉ tay được thực hiện trong khi thiền định. Các cử chỉ tay hướng dòng chảy của sinh lực (prana) đến các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua các kênh năng lượng (nadis). Điều này giúp cân bằng năm yếu tố (Pancha Mahabhutas) cấu thành cơ thể con người, đó là – lửa, không khí, ête, đất và nước. Trong Ayurveda, người ta tin rằng sự mất cân bằng trong năm yếu tố này dẫn đến các bệnh khác nhau. Thủ Ấn yoga không chỉ điều chỉnh và tăng cường các chức năng sinh lý của cơ thể chúng ta và hỗ trợ chữa bệnh, mà còn mang lại một số lợi ích về tinh thần và tâm hồn cho người tập. Bộ hình ảnh sau đây minh họa 11 Thủ Ấn yoga mà tôi có thể xác định được trong nghệ thuật La Mã (Byzantine Art). Vẫn còn nhiều Thủ Ấn nữa đang chờ được khám phá.

1. Prithvi Mudra 

Prithvi (Earth – Đất) Mudra được thực hiện bằng cách chạm vào đầu ngón tay cái áp út. Prithvi Mudra rất hiệu quả trong việc tăng cường và chữa lành cơ thể. Mudra này cũng kích hoạt luân xa gốc, giúp thúc đẩy cảm giác ổn định và tự tin.

https://1.bp.blogspot.com/-n9vW0gOPxvA/Wf9LZteeYeI/AAAAAAAABh4/uVSLl2Uk_wI5fWXWnXygdtt48t1uZ-v8wCEwYBhgL/s1600/Christianity%2BMudra%2B1.jpg

2. Prana Mudra

Prana Mudra được gọi là Mudra of Life. Nó có tầm quan trọng to lớn trong thực hành yoga vì nó có thể chữa lành hơn một trăm loại bệnh tật và tình trạng sức khỏe khác nhau.

Prana (Sinh lực) Mudra được hình thành bằng cách chạm đầu ngón áp út (the ring finger – hay ngón đeo nhẫn) và ngón út vào đầu ngón tay cái. Mudra này tăng cường dòng chảy prana trong cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp cho cơ thể khả năng phục hồi để tự chữa bệnh. Mudra này kích hoạt luân xa gốc giúp thúc đẩy sự ổn định, bình tĩnh và tự tin.

Byzantine Icon of Jesus with his hand in the Prana Mudra

3. Apana Mudra

Apana (Năng lượng đào thải độc tố) Mudra được hình thành bằng cách chạm vào các đầu ngón áp út và ngón giữa với đầu ngón tay cái. Mudra này điều chỉnh hệ thống bài tiết của cơ thể. Nó giúp giải độc và thanh lọc cơ thể, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa.

Orthodox Icon of Jesus doing the Apana Mudra

4. Karana Mudra

Một biến thể của Apana Mudra được gọi là Karana Mudra, trong đó ngón đeo nhẫn và ngón giữa được gập lại nhưng đầu của chúng không chạm vào đầu ngón cái. Đôi khi, ngón tay cái có thể giữ ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Người ta tin rằng Karana Mudra có thể xua tan tiêu cực và chướng ngại vật, đồng thời xua đuổi con mắt tà ác.

Mặc dù không thể tìm thấy bất kỳ hình ảnh đại diện nào của Karana Mudra trong nghệ thuật Chính thống, nhưng mudra này vẫn phổ biến ở Ý và một số quốc gia Địa Trung Hải, nơi nó được gọi là Corna (phiên âm rất giống Karana). Corna có chức năng tương tự như Karana Mudra, tức là nó xua đuổi vận rủi và bảo vệ chúng ta trong những tình huống không may mắn. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, Corna đôi khi được hiểu nhầm là “biểu tượng của satan”, đây chắc chắn là một ý tưởng được truyền bá bởi những người có trí tưởng tượng quá mức. 

Pope Francis doing the Karana Mudra or Corna hand gesture

5. Shuni Mudra hoặc Akasha Mudra

Shuni (Saturn- tên một vị thần La Mã đồng thời cũng là Sao Thổ) Mudra hay Akasha Mudra được thực hiện bằng cách dùng đầu ngón tay cái chạm vào đầu ngón tay giữa. Mudra tạo ra nhận thức về bản ngã thần thánh bên trong của chúng ta, và thúc đẩy cuộc sống trong giây phút hiện tại. Nó cũng khuyến khích lòng trắc ẩn, sự hiểu biết và kiên nhẫn đối với người khác.

Orthodox Icon of Jesus with his hand in the Shuni Mudra

6. Dhyana Mudra (Đây là thủ ấn cơ bản của các thiền sư bên phật giáo)

Dhyana (Thiền) Mudra được thực hiện bằng cách ngồi ở tư thế bắt chéo chân (tốt nhất là padmasana – kiết già hoặc sukhasana – tư thế cơ bản) và đặt hai tay lên đùi, đặt bàn tay này chồng lên trên bàn tay kia, sao cho 2 đầu ngón tay cái chạm vào nhau. Mudra này làm tĩnh lặng tâm trí và giúp người ta xây dựng sự tập trung nhất tâm, điều cần thiết cho thiền định.

Biểu tượng Byzantine này của Chúa Giê-su cho thấy ngài đang thiền định trong tư thế Dhyana Mudra, ngồi trên một hoa sen kép dưới gốc cây mù tạt, với một khối nhô cao dễ thấy trên đỉnh đầu. Có thể cảm nhận được ảnh hưởng của Phật giáo trong hình ảnh này. Đức Phật thường được nhìn thấy ngồi kiết già với Thủ Ấn Dhyana trên một tòa sen kép. Trong khi Chúa Giê-su ngồi dưới gốc cây mù tạt, Đức Phật thường được cho ngồi dưới cây bồ đề – nơi thành đạo của ngài. Phần nhô lên màu đỏ trên đầu của Chúa Giê-su tương ứng với phần chóp trên đầu của Đức Phật được gọi là Nhục Khấu (ushnisha), được biểu thị như một viên ngọc vương miện tỏa ra các tia sáng hoặc như một ngọn lửa biểu thị sức mạnh tâm linh và sự sáng tỏ của Đức Phật.

Byzantine Icon of Jesus seated on a double lotus with his hands in the Dhyana Mudra

7. Surya Mudra (Agni Mudra)

Surya Mudra/Agni Mudra được thực hiện bằng cách gấp ngón áp út và nhấn giữ đốt thứ hai bằng đầu của ngón cái. Thủ ấn này có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và cholesterol xấu.

A Byzantine Fresco depicting the Surya / Agni Mudra

8. Anjali Mudra

Anjali Mudra là cử chỉ “Namaste” (नमस्ते – hay xin chào với sự tôn trọng). Nó được hình thành bằng cách đưa hai lòng bàn tay vào nhau trước ngực, sao cho hai ngón tay cái tựa nhẹ vào xương ức. Thủ ấn này tập hợp các bán cầu não trái và phải lại với nhau và giúp chúng ta nhận thức được bản chất thiêng liêng của mình. Điều này giải phóng căng thẳng và lo lắng, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng người khác.

The Assumption of Mary with hands in the Anjali Mudra

9. Abhaya Mudra

Abhaya Mudra được thực hiện bằng cách giơ tay với lòng bàn tay hướng ra ngoài. Thủ ấn này được thực hiện bởi các vị thần và các bậc thầy tâm linh để xua tan nỗi sợ hãi và có khả năng bảo vệ thần thánh cho những người sùng đạo. Lòng bàn tay rộng mở tỏa ra ý chí thầm lặng và nghị lực sống của bậc thầy tâm linh.

St.Francis of Assisi doing the Abhaya Mudra with his right hand

10. Varada Mudra

Varada Mudra được thực hiện bằng cách đưa bàn tay ra, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới. Đây là một cử chỉ ban tặng lợi ích, và tượng trưng cho hành động ban tặng phước lành và từ thiện. Giống như Abhaya mudra, thủ ấn này được thực hiện bởi các vị thần và các bậc thầy tâm linh, những người có năng lượng thần thánh hướng ra bên ngoài thông qua lòng bàn tay mở. Abhaya Mudra và Varada Mudra thường được biểu diễn cùng nhau, mỗi tay một thủ ấn.

Coptic Icon showing Jesus with his hands in the Abhaya Mudra and Varada Mudra

11. Ardhapataka Mudra

Thủ ấn cuối cùng trong danh sách này là Ardha-pataka Mudra, xuất hiện trong cả nghệ thuật Chính thống giáo (1 nhánh của Kito giáo) và Phật giáo. Trong phần này, ngón áp út và ngón út được gập lại trong khi những ngón khác được giữ thẳng đứng. Người ta tin rằng thực hiện thủ ấn này giúp mọi người giải phóng bản thân khỏi những phiền toái trong cuộc sống của họ.

Loại thủ ấn này thường không xuất hiện trong danh sách các bài tập yoga truyền thống, và kiến thức cũng như cách thực hành của nó dường như bị hạn chế. Thuật ngữ Ardha-pataka được sử dụng cho điệu nhảy cổ điển Bharatanatyam này trong điệu múa cổ điển Ấn Độ. Có thể thủ ấn này có tên khác trong bối cảnh thực hành yoga thời cổ đại.

A mosaic of Christ doing the Ardhapataka Mudra

Rõ ràng là một số lượng lớn các thủ ấn yoga được mô tả trong các biểu tượng tôn giáo của Nhà thờ Thiên chúa giáo Chính thống (Orthodox). Điều thú vị là thuật ngữ “Chính thống giáo” có nghĩa là “niềm tin đúng đắn” và những người theo đạo Cơ đốc Chính thống tự coi mình là người kế thừa “đức tin và Giáo hội chân chính” được truyền lại ở dạng thuần túy nhất. Họ tuyên bố đã duy trì những lời dạy ban đầu của các sứ đồ (đệ tử của Chúa), bảo tồn hình thức thờ phượng Đức Chúa Trời đúng đắn.

Điều này ngụ ý rằng thiền định sử dụng các bài tập yoga chắc hẳn đã hình thành một phần cốt lõi của các phương pháp thực hành tâm linh do Chúa Giê-su và các đồ đệ của ngài đề xướng. Hầu hết các biểu tượng Chính thống giáo được tạo ra từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên cho đến khi Constantinople sụp đổ do đế chế Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1453 sau Công nguyên. Do đó, kiến thức về những bài tập yoga này có thể đã tồn tại trong Nhà thờ Chính thống giáo cho đến thế kỷ 15 sau Công nguyên. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hầu hết các học giả dường như không biết rằng những cử chỉ tay này là yoga, và thay vào đó, chúng được gọi chung chung là dấu hiệu của phước lành.

Rõ ràng là một số lượng lớn các bài tập yoga được mô tả trong các biểu tượng tôn giáo của Nhà thờ Thiên chúa giáo Chính thống. Điều thú vị là thuật ngữ “Chính thống giáo” có nghĩa là “niềm tin đúng đắn” và những người theo đạo Cơ đốc Chính thống tự coi mình là người kế thừa “đức tin và Giáo hội chân chính” được truyền lại ở dạng thuần túy nhất. Họ tuyên bố đã duy trì những lời dạy ban đầu của các sứ đồ, và bảo tồn hình thức thờ phượng Đức Chúa Trời đúng đắn.

Điều này ngụ ý rằng thiền định sử dụng các bài tập yoga chắc hẳn đã hình thành một phần cốt lõi của các phương pháp thực hành tâm linh do Chúa Giê-su và các sứ đồ đề xướng. Hầu hết các biểu tượng Chính thống giáo được tạo ra từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên cho đến khi Constantinople sụp đổ cho người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vào năm 1453 sau Công nguyên. Do đó, kiến thức về những bài tập yoga này có thể đã tồn tại trong Nhà thờ Chính thống giáo cho đến thế kỷ 15 sau Công nguyên. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hầu hết các học giả dường như không biết rằng những cử chỉ tay này là yoga, và thay vào đó, chúng được gọi chung chung là dấu hiệu của phước lành.

Điều này cho thấy rằng, ngay từ khi còn sơ khai, Giáo hội đã không vạch ra ranh giới giữa phương đông và phương tây, và thay vào đó, áp dụng tất cả những thực hành và phong tục tôn giáo mà họ cảm thấy sẽ giúp các tín đồ của họ có cuộc sống lành mạnh và thiết lập sự hiệp thông chặt chẽ hơn với Đức Chúa Trời. . Điều này cũng giải thích tại sao một số nghi lễ và phong tục của Cơ đốc giáo lại trùng lặp với những nghi lễ và phong tục của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ví dụ:

 – Chuỗi hạt Mân Côi của Nhà thờ cũng giống như tràng hạt mà người theo đạo Hindu và đạo Phật sử dụng.

– Nước thánh được sử dụng bởi Linh mục Giáo hội để rửa tội và ban phước tương ứng với nước thánh được gọi là amrita được sử dụng để thanh lọc trong các tín ngưỡng Ấn Độ giáo-Phật giáo.

– Đời sống khổ hạnh, cầu nguyện, thiền định, ăn chay và tu viện của các linh mục Chính thống giáo cũng tương tự như các tu sĩ Phật giáo.

– Một số tu viện Chính thống giáo, nằm trên đỉnh đồi, gợi nhớ đến các tu viện Phật giáo trên dãy Himalaya.

– Việc sử dụng các biểu tượng tôn giáo và thờ cúng chúng bằng cách thắp nến và nhang của những người theo đạo Chính thống giáo rất giống với phương thức thờ cúng của người Hindu.

Câu hỏi đặt ra là, khi nào và bằng cách nào mà các tín ngưỡng và phong tục của Ấn Độ giáo và Phật giáo được đưa vào và thực hành trong Thiên Chúa giáo?

Trong khi dường như đã có những mối liên hệ lâu đời giữa người Ấn Độ và người Hy Lạp kể từ thời Pythagoras và Plato, các mối liên hệ thương mại và văn hóa dọc theo Con đường Tơ lụa đã nở rộ trên quy mô chưa từng có sau các cuộc chinh phục của Alexander. Người La Mã buôn bán nhiều với Nam Ấn Độ và Sri Lanka để lấy những thứ xa xỉ, và có một số tài liệu lịch sử về các nhà sư Phật giáo và triết gia Ấn Độ hiện diện ở Alexandria và các quốc gia xung quanh Địa Trung Hải, trước và sau thời kỳ Công nguyên. Ví dụ:

1. Vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, Hoàng đế Ấn Độ Ashoka đã gửi những người truyền bá Phật giáo đến tận các vị vua Hy Lạp ở Địa Trung Hải. Trong Rock Edict 13, Ashoka nói: “Giờ đây, cuộc chinh phục bằng Giáo pháp (Dhamma) thứ mà những vị thần yêu dấu cho là cuộc chinh phục tốt nhất. Và nó đã chiến thắng ở đây, trên biên giới, thậm chí cách xa sáu trăm yojana (đơn vị đo độ dài của Ấn Độ khoảng 12–15 km) , nơi vua Hy Lạp Antiochos cai trị, xa hơn nữa là nơi bốn vị vua tên là Ptolemy, Antigonos, Magas và Alexander cai trị… ”

Điều thú vị là một trong những nhà truyền giáo Phật giáo tên là Dharmaraksita (người được Ashoka cử đi truyền bá Giáo pháp đến các vùng phía tây bắc của Ấn Độ, đã được mô tả trong các văn bản lịch sử Phật giáo, Dipavamsa và Mahavamsa) là người Hy Lạp (Tiếng pali: “Yona ”Có nghĩa là“ Ionian ” nơi bắt đầu của nền văn minh Hy Lạp). Điều này cho thấy người Hy Lạp thậm chí còn đóng vai trò tích cực trong việc truyền bá Phật giáo với tư cách là những nhà truyền giáo hàng đầu.

2. Các bia mộ Phật giáo từ thời kỳ Ptolemaic (305 TCN – 30 TCN) đã được tìm thấy ở Alexandria – Ai Cập, được trang trí bằng các hình Pháp luân – tượng trung cho giáo pháp của Đức Phật, cho thấy rằng các Phật tử đang sống ở Ai Cập Hy Lạp vào thời kỳ Cơ đốc giáo bắt đầu. [2] Chính ở Alexandria, nằm ở giao lộ thương mại và giao thoa văn hóa, một số trung tâm hoạt động tích cực nhất của Cơ đốc giáo đã được thành lập. Nhà sử học Jerry H. Bentley lưu ý “khả năng Phật giáo đã ảnh hưởng đến sự phát triển ban đầu của Cơ đốc giáo”.

3. Các tài liệu lịch sử La Mã mô tả một sứ thần do vua Ấn Độ Porus gửi đến Caesar Augustus (hoàng đế La Mã) vào khoảng giữa năm 22 trước Công nguyên – năm 13 sau Công nguyên. Một trong những thành viên của phái đoàn này là một Sramana (nhà sư lang thang của Phật giáo / Kỳ Na giáo) đã tự thiêu ở Athens để chứng tỏ đức tin của mình. Sự kiện này đã gây xúc động mạnh và được miêu tả bởi nhà sử học Hy Lạp Nicolaus of Damascus, người đã gặp sứ thần tại Antioch (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 13 sau Công nguyên.

Strabo nói rằng, theo Nicolaus of Damascus, điều sau đây đã được khắc trên ngôi mộ của Sramana: “Zarmanochegas, một người Ấn Độ, quê ở Bargosa, đã hoa thân thành bất tử theo phong tục của đất nước mình, đây là điều nằm ở đây.” [3] Những tài liệu này chỉ ra rằng các tu sĩ Phật giáo / Jain đã lưu hành ở Levant vào thời Chúa Giêsu.

4. Clement of Alexandria, một nhà thần học Cơ đốc giáo và là Cha của Giáo hội vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên (khoảng năm 150 sau Công nguyên), là người Hy Lạp đầu tiên nhắc đến Đức Phật bằng tên: “Trong số những người Ấn Độ có những triết gia cũng tuân theo các giới luật của Boutta. (Đức Phật), người mà họ tôn vinh như một vị thần vì sự thần thánh phi thường của ngài. ”[4]

Clement cũng biết về những triết gia Ấn Độ được gọi là gymnosophists (người mà Alexander đã gặp ở Ấn Độ), và viết rằng, “những gymnosophists của Ấn Độ cũng có trong số đó, và những triết gia man rợ khác. Và trong số này có hai giai cấp, một số được gọi là Sarmanæ (tức là Sramana – tầng lớp thấp) và những người khác là Bà La Môn.” 

5. Người sáng lập trường phái Neoplatonic, Plotinus, rất nghiêm túc trong việc học triết học Ấn Độ, đến mức ông đã tham gia vào cuộc thám hiểm quân sự chống lại Vua Ba Tư với hy vọng nó sẽ đưa ông vào vùng đất này. Theo một truyền thuyết, Plotinus đã đến Ấn Độ vào năm 242 SCN để nghiên cứu triết học.

Trên thực tế, có một sự tương đồng mạnh mẽ giữa chủ nghĩa tân sinh (Neoplatonism) với Vedanta (kinh Vệ Đà) và các hệ thống yoga. Chủ nghĩa tân sinh cũng có nhiều điểm chung với Phật giáo, đặc biệt là kiêng cúng tế và không ăn thịt. Một học thuyết tương tự như thuyết tân cổ điển sau này đã trở thành một phần của thần học Cơ đốc giáo như được phản ánh trong các tác phẩm của Thánh Antôn người Ai Cập, Thánh Gioan Thánh giá, và Meister Eckhardt, và những người khác. [5]

6. Scythianus là một giáo viên tôn giáo người Alexandria, người đã đến thăm Ấn Độ vào khoảng năm 50 sau Công nguyên, từ đó ông đã mang theo “học thuyết về Hai nguyên tắc”. [6] Epiphanius đề cập rằng Scythianus đã viết bốn cuốn sách: Bí ẩn, Kho báu, Tóm tắt và một Phúc âm. Ông đi đến Giê-ru-sa-lem, nơi ông thảo luận học thuyết của mình với các Sứ đồ.

Lời kể của Cyril ở Jerusalem kể rằng sau cái chết của Scythianus, học trò của ông là Terebinthus đã đến Palestine và Judea, nơi ông tự giới thiệu mình như một “Đức Phật”. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa triết học của ông và Phật giáo. Sách và kiến thức của ông đã được Mani tiếp quản, và trở thành nền tảng của học thuyết Manichean. [7]

7. Có một số liên hệ giữa người Gnostics và người Ấn Độ. Nhà thần học ngộ đạo người Syria – Bar Daisan mô tả vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên những cuộc giao lưu của ông với những người Sramanas của Ấn Độ (các nhà sư lang thang theo đạo Phật và đạo Kỳ Na), đi qua Syria. [8] Điều này đã làm nảy sinh những gợi ý của Zacharias P. Thundy rằng truyền thống Phật giáo có thể đã ảnh hưởng đến thuyết Ngộ đạo và từ đó là đến Cơ đốc giáo.

Do đó, không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy các nhà sư lang thang theo đạo Phật và đạo Jain đã có mặt ở Alexandria và ở các quốc gia xung quanh Địa Trung Hải trong thời gian Cơ đốc giáo đang trong giai đoạn phát triển sơ khai. Điều này sẽ giải thích sự hiện diện của rất nhiều bài tập yoga trong nghệ thuật Chính thống, cũng như sự trùng lặp giữa thần học Cơ đốc và các thực hành tôn giáo với Phật giáo, Kỳ Na giáo và Ấn Độ giáo.

Thật không may, quan điểm của các Linh mục Giáo hội ngày nay đối với yoga, và các phương pháp thực hành tâm linh phương đông nói chung, dường như hoàn toàn trái ngược với quan điểm của những người sáng lập đức tin của họ. Thỉnh thoảng, người ta nghe nói đến các Linh mục Công giáo, những người coi yoga là “satan”, một “trò dối trá”, “nguy hiểm cho linh hồn”, “công việc của ma quỷ”, và nhiều hơn thế nữa. Thật đáng báo động khi những tư duy như vậy vẫn tồn tại ngay cả trong thế kỷ 21, đặc biệt là khi yoga đã được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đi đầu trong nhiều kỹ thuật chữa bệnh toàn diện.

Những nghi ngờ như vậy thậm chí còn vô lý hơn khi chúng ta nhận ra rằng  thủ ấn yoga chắc hẳn đã hình thành một phần thiết yếu trong việc thực hành tôn giáo của Giáo hội kể từ những ngày đầu hình thành của Cơ đốc giáo. Với số lượng lớn các biểu tượng Chính thống mô tả Chúa Giê-su và các Tông đồ thực hiện các bài tập yoga, có vẻ như Giáo hội sơ khai đã chủ động ra lệnh cho các tín đồ của mình thực hành các bài tập yoga để tự chữa bệnh. Di sản của yoga trong Cơ đốc giáo cần được khám phá và hiểu rõ để xóa tan nhiều nỗi sợ hãi và nghi ngờ phi lý do các nhà lãnh đạo của Giáo hội nuôi dưỡng.

Chuyển ngữ: Công Tôn Tuấn (Quang Tuấn)
Hiệu đính: Lien Kriya
Nguồn bài viết: https://www.bibhudevmisra.com/2017/11/yoga-mudras-in-orthodox-christian-art.html


Chia sẻ